Ngứa vùng kín khi mang thai: nguyên nhân, cách điều trị như thế nào ?

3 tháng đầu là tình trạng gặp phải ở hầu hết các chị em phụ nữ khi có thai. Bởi khi mang thai cơ thể người phụ nữ có những biến đổi cả về mặt tinh thần và nội tiết bên trong cơ thể. Vậy ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu: nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân bị ngứa vùng kín khi mang thai

Ngứa vùng kín là một trong những hiện tượng rất nhiều chị em mắc phải và đối tượng rất dễ mắc phải
đó chính là phụ nữ mang thai. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này, cụ thể:

+ Do chị em vệ sinh vùng kín kém sạch sẽ, thụt rửa âm đạo quá sâu sẽ khiến những vi khuẩn gây
hại xâm nhập vào sâu bên trong âm đạo gây nên tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

+ Khi mang thai chị em sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp gây dị ứng sau khi sử dụng.

+ Hormone trong cơ thể bị mất cân bằng hoặc nội tiết tố rối loạn cũng là những tác nhân gây ngứa
vùng kín khi mang thai tháng đầu.

+ Do bị nhiễm trùng âm đạo hoặc bà bầu bị các bệnh xã hội như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục,...

Tư vấn với bác sỹ chuyên khoa TẠI ĐÂY

Bà bầu bị ngứa vùng kín có nguy hiểm không ?

Bà bầu cần phải đặc biệt lưu ý đến hiện tượng ngứa vùng kín vì nếu không xử lý kịp thời, nó có
thể dẫn đến một số tình huống nguy hiểm như:

- Vùng kín bị tổn thương;

- Nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác;

- Nguy cơ dẫn đến sinh non hoặc đe dọa sảy thai;

- Các ảnh hưởng đến thai nhi như bé sinh thiếu tháng, trẻ có thể mắc các bệnh về đường hô hấp
do vi khuẩn tấn công trong trường hợp thai phụ sinh thường.

Vì vậy khi bị ngứa nghiêm trọng, mẹ bầu cần đến bệnh viện khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác
sĩ chuyên khoa.

Tư vấn với bác sỹ chuyên khoa TẠI ĐÂY

Bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu phải
làm sao?

Ngứa vùng kín là hiện tượng tưởng chừng vô hại nhưng rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Và với bà bầu thì việc làm này lại càng trở nên cần thiết hơn. Vậy nên nếu bị ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu chị em nên áp dụng những phương pháp sau:

- Hãy kiểm tra lại cách vệ sinh vùng kín của mình đã đúng và khoa học chưa. Ngoài việc sử dụng nước mát hoặc nước ấm các bà bầu có thể sử dụng nước lá trầu không, nước lá chè xanh, lá ngải cứu để vệ sinh vùng kín.

- Khi bị ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai chị em cần hạn chế sử dụng những dung dịch vệ sinh có chứa chất tạo màu, tạo mùi hay có tính tẩy rửa mạnh, không được thụt rửa sâu bên trong âm đạo.

- Ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu để tránh làm tổn thương vùng kín, bề mặt âm đạo chị em không được gãi hay sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Không mặc quần lót ẩm ướt, nên lau khô vùng kín trước khi mặc quần áo, ưu tiên những loại quần lót được làm từ cotton.

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi. Từ đó khắc phục cũng như hỗ trợ điều trị ngứa vùng kín một cách hiệu quả.

- Có thể sử dụng những loại kem bôi có tác dụng dưỡng ẩm dành riêng cho bà bầu để làm dịu cơn ngứa.

- Nếu bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu, tốt nhất hãy đến những cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và có phương hướng can thiệp kịp thời.

>>Xem thêm: Ngứa vùng kín sau quan hệ: nguyên nhân, cách điều trị như thế nào

Cách điều trị ngứa vùng kín cho bà bầu

Ngứa rát vùng kín là một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất của tình trạng nhiễm nấm. Nếu cảm thấy vùng kín của mình thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu thì bầ bầu cần đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác. Trong trường hợp bạn bị nhiễm nấm, các bác sĩ sẽ kê thuốc đặt âm đạo hoặc một số loại thuốc uống không gây nguy hiểm cho thai nhi.

Thông thường, nên sử dụng thuốc đặt âm đạo, bởi nó ít ảnh hưởng nhất đến thai nhi. Nếu phát hiện tình trạng nấm trong những tháng đầu của thai kỳ, bạn có thể được điều trị theo phác đồ 3 ngày, 7 ngày hay 10 ngày tùy vào tình trạng bệnh và thể trạng của bà bầu.

Trong trường hợp phát hiện nấm âm đạo trong khoảng 1 tháng trước khi sinh, bà bầu sẽ được đặt 1 viên thuốc điều trị nấm ở âm đạo trước khi sinh để ngăn chặn em bé nuốt phải nấm trong quá trình ra ngoài.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sẽ kê thêm cho bạn một số loại thuốc dạng kem đặc trị để bôi bên ngoài vùng kín, giúp làm giảm cơn ngứa rát khi cần thiết.

Tư vấn với bác sỹ chuyên khoa TẠI ĐÂY

[Mẹo] trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không cho bà bầu

Nếu chỉ ở mức độ ngứa nhẹ, các mẹ có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng lá trầu không dưới đây:

Chuẩn bị:

- Khoảng 15 lá trầu không;

- Nồi nước khoảng 3 lít;

- Một cái chậu.

Thực hiện:

- Rửa sạch lá trầu không, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hết tạp chất trên lá.

- Cho lá trầu vào nồi nước và đun khoảng 20 phút.

- Đổ cả nồi nước
ra chậu cho bốc hơi bớt.

- Khi nước vừa đủ bốc hơi nhẹ, không quá nóng, mẹ hãy ngồi lên ghế có lỗ hõm ở giữa và xông.

- Sau khoảng 10 phút xông, mẹ lấy nước. trầu không này vệ sinh vùng kín. Dùng nước dội từ trên
xuống và dùng tay vuốt từ trước ra sau. Nên nhớ chỉ rửa, tuyệt đối không thụt rửa.

- Mỗi tuần, mẹ chỉ cần làm 2-3 lần.

>> Xem thêm:Cách trị ngứa vùng kín hiệu quả nhất (nhiều người chữa khỏi)

Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi ngứa vùng
kín trong thai kỳ

Khi bị ngứa vùng kín khi mang thai, các mẹ bầu cần nhớ:

- Mặc quần áo bằng
vải cotton và rộng rãi;

- Hạn chế ngồi lâu ở nơi quá nóng;

- Tránh dùng xà phòng hoặc dung dịch có tính chất tẩy rửa mạnh;

- Nên ăn các thực
phẩm giàu vitamin A, vitamin D...

- Uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày;

- Hạn chế ăn đồ ngọt.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hiện tượng ngứa vùng kín ở khi mang thai: nguyên nhân và cách điều trị. Hi vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng ngứa vùng kín và có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Nếu còn gì thắc mắc các bạn có thể gọi điện cho chúng tôi theo số 083.66.33.399 hoặc nhắn tin với chúng tôi TẠI ĐÂY để được giải đáp

Hastag:#nguavungkin