Bé gái 2 tuổi bị đau, ngứa vùng kín phải làm sao ?

Bé gái 2 tuổi bị đau, ngứa vùng kín phải làm sao ? Là thắc mắc của không ít các bà mẹ. Bài viết “Bé gái 2 tuổi bị đau, ngứa vùng kín phải làm sao ?” sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này để giúp con thoát khỏi tình trạng khó chịu, ngứa ngáy ở vùng kín. Các bạn cùng theo dõi nhé!

Mới làm mẹ lần đầu nên còn bỡ ngỡ lắm! Đúng là việc chăm sóc con cái không đơn giản như mình vẫn nghĩ, nhất là khi sinh bé gái. Mình cứ tưởng rằng chỉ có người lớn mới bị ngứa vùng kín vậy mà bé gái nhà mình mới 2 tuổi đã bị ngứa vùng kín…

Đây là trích thư của một bà mẹ trẻ gửi về nhờ hòm thư giải đáp thắc mắc của chúng tôi nhờ tư vấn. Chắc hẳn, không ít chị em có con gái nhỏ cũng đều chung nỗi niềm lo lắng như trường hợp ở trên. Vậy khi con bạn bị ngứa vùng kín thì phải làm gì? Hãy lắng nghe lời giải đáp của các bác sỹ chuyên khoa về ngứa vùng kín ở bé gái nhé!

Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé bị ngứa vùng kín

Tư vấn cùng bác sỹ chuyên khoa TẠI ĐÂY

Bị bệnh ngoài da

Một số bệnh ngoài da (hắc lào, vẩy nến, ezema..) sẽ có biểu hiện ngứa dai dẳng, vùng da xung quanh âm đạo nổi ban đỏ, nhiều mụn nước li ti. Dấu hiệu này rất có thể do vấn đề vệ sinh kém hoặc bé bị dị ứng với hóa chất trong bột giặt, nước xả vải, sữa tắm…Chúng ta cần hiểu rằng bộ phận sinh dục của bé gái có cấu trúc phức tạp và vô cùng nhạy cảm bởi chưa có rào chắn sinh lý bảo vệ. Không phải cứ trưởng thành hay có quan hệ tình dục thì vùng kín mới bị viêm nhiễm. Ở độ tuổi nào vùng kín cũng có thể dễ dàng bị viêm nhiễm, nấm ngứa ngay cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Dấu hiệu mắc dị vật

Rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mắc bông gòn, dầu bút chì, nút cúc áo nhỏ trong bộ phận sinh dục. Trường hợp này, vùng kín không chỉ ngứa mà bé còn bị đau, âm đạo có tiết dịch. Nếu không thể phát hiện bằng mắt thường, chuyên gia y tế sẽ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, nội soi âm đạo để lấy dị vật ra rồi tiến hành bơm rửa âm đạo cho bé. Đây được coi là phương pháp hiệu quả và tránh làm tổn thương các mô mềm xung quanh nhất là màng trinh.

Điều quan trọng nhất trong trường hợp này là chẩn đoán. Vì vây, phụ huynh luôn cần lắng nghe lời của con nói bởi nếu bé không diễn giải được thì cha mẹ sẽ khó mà nhận biết con đã nhét dị vật vào cơ quan sinh dục. Khi thấy nghi ngờ cần đưa đến bệnh viện kiểm tra ngay vì để lâu ngày dị vật sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ sau này.

Dính môi nhỏ

Các bé gái từ 1 -3 tuổi, môi nhỏ thường không tự tách ra. Chỗ dính lại làm tắc đường tiểu khiến nước đọng lại bên trong âm đạo chảy ra muộn sau khi bé đã đi vệ sinh xong có thể làm kích ứng hoặc viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo.

Bị giun kim

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (1-5 tuổi) mắc giun kim là khá cao. Bởi các bé hay ngồi lê dưới sàn nhà và vui chơi ở môi trường nhiều bùn đất, cát bẩn. Giun ký sinh trong ruột già và vùng hậu môn, đôi khi chúng có thể chuyển địa điểm cư trú sang vùng âm đạo. Giun kim thường gây ngứa ngáy khó chịu đặc biệt là vào buổi tối. Trẻ nhỏ bị mắc giun kim thường bị rối loạn tiêu hóa, khi chui sang bộ phận sinh dục nữ gây ngứa âm đạo đặc biệt là bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần.

Để chẩn đoán bệnh giun kim người ta quan sát các nếp nhăn quanh hậu môn, phát hiện giun kim trắng ở rìa khuôn phân. Nhân viên y tế có thể dán giấy bóng kính ấn vào hậu môn buổi sáng sớm, sau đó soi dưới kính hiển vi để tìm trứng giun.

Tư vấn cùng bác sỹ chuyên khoa TẠI ĐÂY

Cách chăm sóc vùng kín của bé gái khi bị ngứa

Đối với việc vệ sinh hằng ngày cần chú ý:

Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và lau khô vùng kín cho con trước khi mặc quần áo.

Rửa từ trước sang hai bên rồi đến hậu môn sau cùng để tránh vi khuẩn lây truyền ngược sang âm đạo, không để con ngâm mình trong chậu lâu.

Đối với các bé còn mặc bỉm, không đóng quá chặt, thay bỉm thường xuyên từ 3 -4h đồng hồ.

Sử dụng các sản phẩm tắm gội cho trẻ nhỏ an toàn không gây kích ứng, riêng đối với trẻ sơ sinh không cần thiết phải dùng sữa tắm.

Ngưng sử dụng các loại nước xả vải, chỉ giặt tay quần áo và phơi ngoài trời nắng tránh để qua đêm. Thay quần áo thường xuyên cho con.

Tẩy giun định kỳ cho bé 6 tháng /lần để đề phòng tái nhiễm giun.

Khi trẻ bị ngứa vùng kín, điều quan trọng là không được tự ý mua các loại thuốc bôi cho con mà phải nhanh chóng đưa bé đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân và xử trí kịp thời.

Các mẹ có thể tham khảo một số cách trị ngứa vùng kín cho con TẠI ĐÂY

Trên đây là những chia sẻ của bác sỹ chuyên khoa về hiện tượng ngứa vùng kín ở trẻ 2 tuổi. Các mẹ hãy theo dõi sức khỏe của các bé cẩn thận để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, xử lý kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé nhé!. Nếu còn gì thắc mắc các bạn có thể gọi điện thoại trực tiếp tới số 083.66.33.399 hoặc nhắn tin với bác sỹ chuyên khoa TẠI ĐÂY để được giải đáp mọi thắc mắc.

Hastag:#nguavungkin #cachtringuavungkin